Máy photocopy
Máy photocopy hay còn gọi là máy sao chụp tự động hay máy sao chụp quang học là một thiết bị giúp con người có thể sao chép nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.
lịch sử ra đời và phát triển
Máy photocopy ra đời vào ngày 22 tháng 10 năm 1938 bởi kỹ sư người Mỹ Chester Carlson[1]. Năm 1949, công ty Haloid trở thành công ty đầu tiên sản xuất máy photocopy. Đến năm 1980, máy photocopy màu ra đời[1], bổ trợ cho máy photocopy ban đầu.
Cấu tạo
Bộ phân quan trọng nhất trong máy photocopy là mặt trụ mà người ta gọi là trống. Trống làm bằng nhôm có phủ một lớp chất bán dẫn, ví dụ như selen. Nhôm là chất dẫn điệntốt, còn selen khi thiếu ánh sáng nó là chất cách điện, khi được chiếu sáng nó là chất dẫn điện. Mặt trống ở gần một điện cực mà ta gọi là điện cực trống
Nguyên lý hoạt động cơ bản
Quá trình máy photocopy có thể chia thành các bước sau:
- Tích điện cho trống. Khi trống quay, mặt của nó lướt qua điện cực trống. Điện cực trống là điện cực dương, vì vậy mặt trống nhiễm điện dương nếu quay qua.
- Hiện ảnh trên mặt trống. Nhờ hệ thống gương và thấu kính, ảnh của tài liệu gốc được hiện lên mặt trống. Thành ra mặt trống có chỗ sáng chỗ tối. Ở chỗ sáng, selen dẫn điện tốt nên các electron từ nhôm truyền sang selen làm cho chỗ đó trở thành trung hòa. Cò chỗ tối vẫn nhiễm điện dương.
- Phun mực in vào trống. Mực là bột màu đen được nhiễm điện âm. Vì vậy khi chúng đến mặt trống, chúng sẽ bị hút vào chỗ nhiễm điện dương ở mặt trống.
- Chuyển nét mực trên mặt trống sang giấy trắng. Muồn vậy, cần sự chuyển động trang giấy qua điện cực thứ hai gọi là điện cực giấy. Điện cực này làm giấy cũng nhiễm điện dương. Do đó nét mực từ mặt trống được chuyển sang giấy.
- Trang giấy di chuyển qua bộ phận làm nóng để các hạt mức chảy kết dính vào nhau và vào giấy.
Vai trò trong cuộc sống
Tác dụng
Máy photocopy được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới và ngày càng trở thành trợ thủ đắc lực trong công tác hành chính, văn phòng, thư viện
Tác hại
Tuy nhiên, máy photocopy lại bị kẻ xấu lợi dụng để làm giấy tờ giả, nhất là làm tiền giả